Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý theo pháp luật Việt Nam

Khái niệm về chỉ dẫn địa lý, so sánh chỉ dẫn địa lý với một số đối tượng sở hữu công nghiệp khác. Trình bày khái niệm quyền sở hữu công nghiệp (SHCN), đặc điểm của quyền SHCN và khái niệm quyền SHCN đối với chỉ dẫn địa lý. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế về bảo hộ quyền SHCN đối với chỉ dẫn địa lý. Nghiên cứu các hình thức bảo hộ SHCN đối với chỉ dẫn địa lý: theo hệ thống pháp luật riêng; theo pháp luật về nhãn hiệu hàng hóa và theo pháp luật về chống cạnh tranh không lành mạnh. Nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về điều kiện bảo hộ chỉ dẫn địa lý, việc xác lập quyền SHCN đối với chỉ dẫn địa lý, nội dung quyền SHCN đối với chỉ dẫn địa lý. Khảo sát, phân tích thực trạng hoạt động bảo hộ chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và tăng cường hiệu quả bảo hộ quyền SHCN đối với chỉ dẫn địa lý ở Việt Nam: Nhà nước tạo cơ chế hỗ trợ việc bảo hộ chỉ dẫn địa lý; nâng cao nhận thức của các nhà sản xuất; các hiệp hội ngành nghề phải thể hiện đầy đủ vai trò là người đại diện cho các chủ thể sản xuất, kinh doanh để họ có thể khai thác địa lý một cách hiệu quả nhất; cần có sự phân định một cách rõ ràng, cụ thể giữa hoạt động quản lý nội bộ của tổ chức tập thể và hoạt động quản lý bên ngoài của các cơ quan quản lý nhà nước; tiếp tục hoàn thiện bộ máy thực thi sở hữu trí tuệ; chú trọng tới công tác đào tạo và nâng cao trình độ của cán bộ các cơ quan thực thi cũng như các cơ quan bảo vệ pháp luật về sở hữu công nghiệp; đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế nhằm nâng cao năng lực về vật chất, kỹ thuật và con người tham gia các hoạt động về bảo hộ chỉ dẫn địa lý
Mời bạn đọc luận văn đầy đủ tại đây: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/5233

Nhận xét